Làm sao để tránh những lỗi phổ biến khi bạn mới bắt đầu đạp.
Sở hữu chiếc xe ưng ý thật tuyệt, có những người bạn đồng hành trên đường lại càng tuyệt hơn. Nhưng, nếu bạn mới bắt đầu tham gia bộ môn đầy thú vị này, có xe đạp không thôi có thể là chưa đủ. Sau đây là một vài những “cái bẫy” phổ biến mà những cua-rơ mới rất hay mắc phải và cách sửa sai giúp cuộc vui thêm an toàn và thoải mái.
Yên xe – cọc yên để quá thấp.
Nếu bạn được thấy phần gối trước bị đau khi đạp thì rõ ràng cọc yên đang để quá thấp, làm giảm năng suất những guồng đạp chân của bạn. Ở độ cao đúng của cọc yên, đầu gối của bạn hơi gập nhẹ khi bàn đạp chạm vị trí thấp nhất của mỗi guồng quay và khi đùi xe đạp song song với cọc yên. Để kiểm tra việc này thì pedan không nhất thiết phải chạm vào gót chân của người đạp. Bạn nên thường xuyên duy trì tác động với bàn đạp ở đáy của mỗi guồng quay và không làm ảnh hưởng tới xương chậu của mình.
Cho rằng bạn phải sở hữu mọi phụ kiện tốt nhất
Bạn không nhất thiết phải cần có một bộ quần áo đẹp, một đôi giày cá đạp xe đăng cấp … thì mới trở thành một người đạp xe. Chắc chắn rằng, với những phụ kiện hỗ trợ thì việc đạp xe sẽ trở nên thú vị và nhiều động lực hơn nhưng đấy không phải tất cả. Điều quan trọng là bạn chỉ việc ra ngoài kia, đạp xe và suy nghĩ về việc nâng cấp chiếc xe của mình vào lúc sau chứ chưa phải bây giờ.
Đánh giá quá thấp việc chọn size cho xe đạp
Rất nhiều người khi lựa chọn xe đạp thường bất chấp những yếu tố khác để bị hút hồn vào màu sắc, kiểu dáng hay cấu hình của nó. Tuy nhiên, size của xe lại là yếu tố gần như quan trọng nhất để lưu ý mỗi khi mua xe đạp. Nếu chiếc xe khiến bạn bị đau, bạn sẽ không thể dành nhiều thời gian với nó cho dù có hứng thú ra sao khi chọn mua. Để có được size đúng, có 2 yếu tố cần phải lưu ý tới đó là độ gióng đứng (độ cao của yên xe) và độ với khi ngồi. Độ cao của gióng đứng nên cao vừa độ để đầu gối hơi gập khi chân đạp tới đáy của guồng quay (giống như phần 1 chúng tôi đã đề cập). Độ với khi ngồi nghĩa là khung người và cánh tay tạo một góc khoảng 45 độ với chiếc xe. Nếu gióng ngang quá dài sẽ khiến lưng bị đâu, nếu quá ngắn đầu gối sẽ quá gần với cánh tay. Khi mua xe, ngoài việc nghe tư vấn thật kĩ của cửa hàng, bạn nên đi thử thật cẩn thận để xem size có vừa với bạn không .
Không thường xuyên bảo trì xe đạp
Bạn không cần phải là một vận động viên xe đạp nhưng việc bảo trì thường xuyên không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc mà còn kéo dài tuổi thọ chiếc xe của mình. Định kì kiểm tra 3 trục: sau, giữa và trước là điều quan trọng nhất; kế đến là dây phanh, dây đề, củ đề; những chiếc xích không được lau chùi và nhỏ dầu thường xuyên cũng gây ra rất nhiều hệ lụy không chỉ cho xích mà còn cho đĩa, cho líp ... Nếu không phải là dân chuyên nghiệp sửa xe, bạn nên mang tới những cửa hàng xe đạp thể thao để có được chính sách bảo trì tốt nhất.
Quá nhanh, quá nhiều
Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn tới chấn thương khi đạp xe là bạn đạp quá nhiều, vượt giới hạn của bản thân. Hãy xây dựng lộ trình tập luyện thật chậm rãi, thích nghi dần dần và cho cơ thể có thời gian để điều chỉnh với những cự ly mới. Tương tự khi bạn ở một buổi tập luyện, đừng nên xuất phát quá nhanh và đánh cược toàn bộ năng lượng ngay lập tức. Hãy chia buổi tập làm 3 phần: khởi động rồi dần dần tăng tốc ở hiệp 2 và dành toàn bộ năng lượng bạn có ở hiệp 3. Có như vậy thì bạn mới giảm thiểu được những chấn thương trong quá trình đạp xe của mình.
Không mang theo mình những dụng cụ sửa xe cơ bản.
Trong một ngày đẹp trời bạn nổi hứng đi dã ngoại, lướt thật nhanh trên những cung đường đẹp và đầy thơ mộng thì đùng một cái, tiếng xì hơi từ bánh sau xe đạp phá vỡ bầu không khi im lặng và bạn biết rằng cuộc vui đang tới hồi kết. Mọi chuyện đều có thể xảy ra trên đường nên hay chuẩn bị sẵn cho mình một bộ vá săm xe đạp và một chiếc bơm mini gắn xe, mọi chuyện đều có thể giải quyết dễ dàng. Nếu thành thục sẽ chỉ tốn khoảng 15 phút cho việc này, cuộc hành trình lại có thể tiếp tục.
Chỉ sử dụng 1 tốc độ
Chỉnh số hay chỉnh tốc độ là người bạn vô cùng hữu ích để đi những địa hình khác nhau. Bạn có thể dễ dang leo dốc cầu Long Biên, cầu Thăng Long mà không gặp một chút khó khăn nào cả; hay những cung đường bằng phẳng có thể đạt tới 30 – 40 km/h một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên có rất nhiều người lại không biết sử dụng hoặc ngại sử dụng những bộ đề chuyển tốc độ này. Một phần là vì ngại học cái mới, một phần là … sợ hỏng. Tuy nhiên nếu biết sử dụng đúng cách, đây sẽ là một công cụ vô cùng hữu dụng. Xe đạp Trung Kiên sẽ có một bài riêng hướng dẫn các bạn.
Không tuân theo quy tắc khi đạp theo nhóm
Những nhóm đạp xe bán chuyên hay chuyên nghiệp đều có những nguyên tắc và luật lệ riêng; sẽ rất dễ gây ra tai nạn nếu việc đạp xe của bạn không được người khác hiểu ý. Nếu đây là lần đầu tiên bạn đạp với một nhóm mới, hãy tụt lại phía sau, quan sát và yêu cầu được giúp đỡ nếu thấy cần thiết. Tiêu chí an toàn vẫn là trên hết.
Chúc các bạn đạp xe an toàn và có những trải nghiệm thật hoàn hảo với chiếc xe của mình.
*Bài viết có sử dụng ảnh tư liệu từ Internet.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xe đạp Trung Kiên – Chuyên xe đạp Nhật bãi thể thao, Mini, trẻ em tại Hà Nội.
Địa chỉ: Số 45 ngõ 548 – Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội.
Website: www.xedaphanoi.vn
Xem khách hàng nói gì về chúng tôi: https://goo.gl/Pr6sGz
Hướng dẫn mua hàng và đặt hàng: https://xedaphanoi.vn/huong-dan-mua-hang
Hotline: 0912.101.969.
Các mẫu xe đạp dòng Road: https://xedaphanoi.vn/xe-dap-dong-road